Tổng kết môn Triết

 TỔNG KẾT MÔN TRIẾT

Triết học là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại. Ý thức triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học. Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con người. Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại. Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.



Đạt được gì sau khi học môn Triết?

Sau khi hoàn thành 3 chương Triết học, em đã nắm được cáng kiến thức thật sự bổ ích và thú vị.

Ở chương 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC, đó là 1 chương khá bổ ích, nó giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về môn Triết là gì, học như thế nào, vai trò ra làm sao.

 Ngoài những phạm trù, khái niệm có tưởng chừng khô   khan nhưng đằng sau đó mở ra một vùng kiến thức về mọi   mặt, từ khoa học xã hội cho đến khoa học tự nhiên.

Triết học là khoa học của mọi khoa học”, vì bản thân nó   vốn là môn khoa học được tạo nên bởi sự giao thoa của   nhiều ngành khoa học. Đó là mối liên minh giữa Triết học   và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Sang chương 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG, đã cho ta thấy được Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là giáo điều mà là sự định hướng cho mọi hoạt động. Là hệ thống mở, nên chủ nghĩa duy vật biện chứng cần được bổ sung, phát triển trên nền tảng của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức để tạo ra những nguyên tắc phương pháp luận mà sự vận dụng sáng tạo trong những hoàn cảnh cụ thể là yêu cầu số một của những nguyên tắc ấy.

 Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. Đây là một chương khá bổ ích, nó cung cấp cho sinh viên các kiến thức về chủ nghĩa duy vật biện chứng, giúp sinh viên hiểu Chủ nghĩa duuy vật biện chứng là gì, làm rõ nó và tiếp thêm kiến thức để bước đến các chương khác của Triết học.

Cuối cùng là Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ, đã cho ta thấy được Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.

Phần tổng kết đánh giá các chương

Chương 1

Chương 2

Chương 3

Có đạt mục tiêu đề ra ban đầu hay không?


Triết học quả thật là một môn rèn luyện cả về trí óc, thể chất và cả kỉ luật của con người. Sau khi học xong 3 Chương Triết, em đã có thể đạt được các kỹ năng, mục tiêu cũng như thái độ khi học môn Triết nói riêng và tất cả mọi môn học nói chung.

Về mặt kỹ năng, em đã đạt được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo kỹ năng nhận diện giải quyết vấn đề Đọc hiểu một số thuật ngữ triết học tiếng anh.

Về mục tiêu, Xác định kiến thức cơ bản của môn Triết học Nhận ra vai trò lịch sử của Triết học Mác-Lênin Thông thạ một số kỹ năng cần thiết: làm việc nhóm, tư duy, …. Xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và lập luận chung nhất để áp dụng vào thực tiễn.

Về thái độ của bản thân, tìm tòi chủ động trong môn học Tương tác học hỏi từ giảng viên, có sự nhiệt huyết trong học tập, làm bài tập đầy đủ, tập trung lắng nghe bài giảng trong các tiết học.


Cuối cùng, em xin cảm ơn cô Trần Thị Thảo đã mang đến cho em những bài giảng thật sự bổ ích và thú vị, giúp đỡ em trong quá trình học tập. Ngoài ra còn nhóm 7, những người bạn cùng nhóm đã cùng nhau vượt qua các bài kiểm tra nhóm mà cô Thảo giao hay giúp đỡ nhau khi mỗi thành viên gặp khó khăn trong việc học.

Trân trọng!!

 

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến