Kết cấu của ý thức theo S.Freud và chủ nghĩa Maclenin

Kết cấu của ý thức theo S.Freud

Trước và cùng thời với S. Freud, các nhà triết học, xã hội học, tâm lí học đã chia những hiện tượng tinh thần làm ba loại với những đặc điểm khác nhau: vô thức, tiềm thức, ý thức. Freud không bác bỏ cách phân loại như vậy, nhưng ông có cách phân loại theo yêu cầu riêng của phân tâm học như sau: vô thức, tiền ý thức, ý thức.



Ta sẽ tìm hiểu về kết cấu của ý thức


Phân tâm học từ chối việc coi ý thức là yếu tố tạo nên nền tảng của đời sống tâm trí, mà nhìn nhận ý thức là lớp ở trên, là những suy nghĩ và nhận thức mà ta biết rất minh bạch. Ý thức chỉ đơn giản là một thành tố của đời sống tâm trí, có thể cùng tồn tại với các thành tố khác và thậm chí đôi lúc còn có thể bị thiếu. “Có ý thức” trước hết là một cụm từ thuần túy mang tính mô tả, có liên quan đến tri giác tức thời nhất và chắc chắn nhất


Ý thức bao gồm tất cả những suy nghĩ, ký ức, cảm giác và mong muốn mà ta nhận thức được một cách rõ ràng vào bất kỳ thời điểm nào. Ta có thể nghĩ đến và trò chuyện về những thứ kể trên theo lý trí. Ý thức còn bao gồm cả ký ức, không phải lúc nào ký ức cũng nằm ngay trong vùng ý thức nhưng nó có thể được triệu hồi dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào và giúp ta nhận thức nó rõ ràng. Phân tâm học từ chối việc coi ý thức là yếu tố tạo nên nền tảng của đời sống tâm trí, mà nhìn nhận ý thức chỉ đơn giản là một thành tố của đời sống tâm trí, có thể cùng tồn tại với các thành tố khác và thậm chí đôi lúc còn có thể bị thiếu. Nội dung chứa đựng trong ý thức bao gồm tất cả những thứ mà bạn chủ động nhận thức được tại bất kỳ thời điểm nào. Ví dụ, vào lúc này, bạn nhận thức được thông tin bạn đang đọc, âm nhạc bạn đang nghe, hoặc một cuộc trò chuyện với người khác. Tất cả các suy nghĩ đi qua tâm trí bạn, cảm giác và cảm nhận của bạn về thế giới xung quanh, và cả những ký ức bạn gom lại trong nhận thức chính là trải nghiệm của ý thức trong bạn.

Những hoạt động ý thức: tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ cho phép kiểm soát, kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh, bản ngã có thể đè nén xung đột bản năng và kiềm chế khoái lạc.. Bản ngã tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân. Nó có tính chất tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục được trung hòa, nó còn tự chủ với môi trường chọn ra những kích thích của môi trường.


Kết cấu của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mac_Lenin





Ý thức là hình thức phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao đó là óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức ra đời từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

Ý thức là thuộc tính của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách           quan vào bộ não người. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thông vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Thuộc tính phản ánh gắn với sự tiến hóa của hệ thống vật chất từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy, não người và sự tác động của thế giới vật chất xung quanh lên bộ não là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp.  ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác.

Tri thức

-Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.

-Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”.

-Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn

-Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…



Tình cảm

-Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ ,là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh

-Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn

-Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng.

-Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…

Ý chí


-Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người.

-Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn.

-ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình

-Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại.

Nhận xét: 

=> Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác

Đánh giá bản thân:

Tiếp thu được kiến thức về kết cấu ý thức của S.Freud và chủ nghĩa Mac_Lenin

Hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhóm giao cũng như hoạt động tích cực hơn trước.

Cần cải thiện: Tập trung học hỏi cũng như theo giỏi bài giảng của cô chăm chú hơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến