Triết Học Chương 3

CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ







 1 HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI


1.1 Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

Khái niệm sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên, để cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển và các nhu cầu phong phú và đa dạng của con người.


1.2 Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Sự phát triển không ngừng của LLSX là nguyên nhân của mâu thuẫn è giải quyết mâu thuẫn để tạo ra một PTSX mới  hay sự phù hợp mới kích thích LLSX phát triển 

Mối quan hệ giữa Lao động sản xuất và Quan hệ sản xuất - Trong quá trình phát triển của PTSX thì LLSX cũng luôn phát triển, QHSX thay đổi chậm.

Mâu thuẫn xảy ra khi LLSX phát triển và QHSX cũng không còn phù hợp với nó nữa

Giải quyết mâu thuẫn là chấm dứt PTSX lỗi thời và thay thế bằng PTSX mới


1.3 Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

- CSHT quyết định KTT:

+ CSHT như thế nào thì KTTT phải như thế ấy để đảm bảo sự tương ứng.

+ Khi CSHT thay đổi thì đòi hỏi KTTT cũng thay đổi theo để đảm bảo sự tương ứng.

- KTTT tác động trở lại CSHT

+ KTTT ra sức bảo vệ CSHT đã sinh ra nó. Một KTTT là tiến bộ khi nó bảo vệ CSHT tiến bộ; ngược lại, một KTTT là bảo thủ, phản khoa học, thậm chí phản động khi bảo vệ CSHT phản tiến bộ.

+ Nếu KTTT tiên tiến, tác động cùng chiều với sự vận động của QL kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy CSHT phát triển; Ngược lại, nếu KTTT bảo thủ, lạc hậu, tác động ngược chiều với QL kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển của CSHT.


1.4. Sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên 

HTKT-XH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một KTTT tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

Hình thái kinh tế xã hội là một chỉnh thể bao gồm các mặt cơ bản là LLSX; QHSX và Kiến trúc thượng tầng dựng trên những QHSX nhất định


2 GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC


 2.1.Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp

- Trong XH có GC đối kháng thì đấu tranh GC là động lực cơ bản và trực tiếp của sự phát triển XH.

Mâu thuẫn GC à Đấu tranh GC à  CMXH (PTSX mới ra đời).- Cuộc đấu tranh của GC bị trị đã buộc GC thống trị phải tiến hành những cải cách mang tính chất tiến bộ; Đồng thời, bản thân GC cách mạng cũng tự cải tạo, đổi mới mình trong thực tiễn đấu tranh.

- Đấu tranh GC còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật, khoa học…


2.2. Dân tộc

Giai cấp, dân tộc và nhân loại là có mối quan hệ lẫn nhau, tồn tại và phát triển không tách rời nhau.

Lợi ích nhân loại không tách rời lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp.


3 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI


3.1. Nhà nước

Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện.

Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp.

Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác đều thể hiện dưới 3 loại quyền lực: quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực tư tưởng, trong đó quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để đảm bảo cho sự thống trị giai cấp.


3.2. Cách mạng xã hội và nguồn gốc của nó

Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn.


4 Ý THỨC XÃ HỘI


4.1. Tồn tại xã hội:

 là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là PTSX.

Ý thức xã hội : Đời sống tinh thần của xã hội và Phản ánh tồn tại xã hội.


4.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội


5 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI


5.1. Con người và bản chất con người

Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới nhiên

Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”


5.2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và cá nhân

Thứ nhất, việc lý giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy tâm đã từng thống trị lâu dài trong lịch sử nhận thức về động lực và lực lượng sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người

Thứ hai, lý luận về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đã cung cấp một phương pháp luận khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa


Kết luận: 

Như vậy, ở Chương 3 đã cho ta thấy được Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.

Đánh giá bản thân:

Sau khi học xong chương này, em đã có thể hiểu hơn về Triết học nói chung và Chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng. Em đã được tiếp thu các kiến thức bổ ích, được làm các bài tập nhóm mà cô giao và đã cải thiện rất nhiều khả năng làm việc nhóm. Tuy nhiên vẫn phải cố gắn hơn từng ngày để đạt được kết quả cao hơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến