Triết học cổ đại Trung quốc (Khổng tử_ Lão Tử) và timeline

Timeline



1. Cổ đại:

a. Thời kì Tiền Socrate: (7-5 TCN) 



- Thời kỳ tiền Socrates của thời kỳ triết học Cổ đại đề cập đến các nhà triết học Hy Lạp hoạt động trước và những người cùng thời với Socrates.

- Các nhà triết học Tiền Socrates bác bỏ những giải thích thần thoại truyền thống cho những hiện tượng mà họ thấy xung quanh để ủng hộ những giải thích hợp lý hơn. Những câu hỏi được đặt ra, những vấn đề và nghịch lý đã được xác định trở thành cơ sở cho nghiên cứu toán học, khoa học và triết học sau này.

- Trường phái triết học nổi bật: Milesian, Elea, Ephesian, Chủ nghĩa Đa Nguyên, Pythagoreanism, Chủ nghĩa ngụy biện và Trường phái nguyên tử.

b. Socrate: (5-4TCN)



- Thời kỳ Socrate (Cổ điển) bao gồm những người cùng thời và những người gần cùng thời với nhà triết học Socrates. 

- Socrates đã phát triển một hệ thống lý luận phê bình để tìm ra cách sống đúng đắn và phân biệt giữa đúng và sai. Ông và những người theo ông - Plato và Aristotle duy trì sự kiên định đối với chân lý , họ đã tổ chức và hệ thống hóa hầu hết các vấn đề của triết học.

- Trường phái triết học nổi bật của thời kỳ này: Chủ nghĩa Khuyển nho, Chủ nghĩa Hưởng thụ, Platon và Aristoteles.

c. Hy Lạp hóa: (4-3TCN)



- Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hậu Aristotle) của thời kỳ Cổ đại triết học bao gồm nhiều trường phái tư tưởng khác nhau được phát triển trong Hy Lạp.

- Người Hy Lạp, La Mã, Ai Cập và Syria sống bên ngoài Hy Lạp đã kết hợp các yếu tố của triết học Ba Tư và Ấn Độ vào các tác phẩm của họ, đặt những ý tưởng này lên trên di sản mà các nhà triết học Socrate và Tiền Socrate của Hy Lạp Cổ điển truyền lại.

- Ở một mức độ nào đó, thời kỳ Hy Lạp hóa chồng lên thời kỳ La Mã.

- Trường phái triết học nổi bật: Chủ nghĩa Khắc kỉ, Chủ nghĩa hoài nghi, Thuyết Epicurean, Chủ nghĩa Tân Platon.

d. La Mã: (1-5CN)



- Thời kỳ La Mã tiếp tục tư tưởng của Hy Lạp cổ điển và thường được coi là kết thúc với sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 5.

- Chủ nghĩa Khắc kỷ và Chủ nghĩa Tân Platon là những trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất đối với các nhà triết học La Mã, mặc dù cũng có sự hồi sinh của Chủ nghĩa Khuyển nho.


2. Trung đại:

a. Trung cổ: (6-14CN)



- Thời kỳ Trung cổ của triết học đại diện cho một loài hoa mới của tư tưởng triết học phương Tây sau “Thời kỳ Đen tối”.

- Phần lớn thời kỳ này được đánh dấu bởi ảnh hưởng của Cơ đốc giáo và nhiều triết gia trong thời kỳ đó rất quan tâm đến việc chứng minh sự tồn tại của Chúa và dung hòa Cơ đốc giáo với triết học cổ điển. Các nhà thần học Cơ đốc giáo thời kỳ đầu được cho là có nhiều điểm chung với các nhà triết học Trung Cổ hơn so với những người La Mã trước.

- Một bước phát triển quan trọng so với thời kỳ Trung cổ là việc thành lập các trường đại học đầu tiên với các học giả chuyên nghiệp. Thời kỳ này cũng có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong triết học Hồi giáo và Do Thái giáo. 

- Các phong trào có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ này là Chủ nghĩa Học thuật và chủ nghĩa Thomism và Scotism, và các trường phái Hồi giáo (Chủ nghĩa Averroism , Avicennism và Illuminationism ).

b. Phục Hưng (15-16CN)



- Thời kỳ Phục hưng có thể được coi là cầu nối giữa triết học Trung Cổ và sự khởi đầu của triết học Hiện đại trong Thời đại Lý tính.

- Thời kỳ Phục hưng là thời điểm của sự tái sinh và phục hưng của nền văn minh và học tập cổ điển . Nó được cho là bắt đầu ở Ý vào giữa thế kỷ 14 và lan rộng khắp châu Âu trong hai thế kỷ tiếp theo.

- Về triết học, thời kỳ Phục hưng đại diện cho một phong trào đi từ Thiên Chúa giáo và trung cổ Kinh Viện theo hướng nhân văn , với suy nghĩ chúng ta chỉ đơn thuần nhìn thấy thế giới này như một cửa ngõ vào thế giới bên kia theo Kitô giáo.


3. Hiện đại:

a. Lý trí: (17CN)



- Thời đại Lý trí được coi là sự khởi đầu của triết học hiện đại , và diễn ra trong khoảng Thế kỷ 17 .

- Thời đại của lý trí chứng kiến việc rời xa thần học và các lập luận dựa trên đức tin, rũ bỏ các phương pháp tiếp cận triết học thời Trung cổ, thay vào đó là các hệ thống triết học thống nhất hơn. Những tiến bộ trong khoa học , sự thoải mái trong tôn giáo và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Tự do dẫn đến sự phục hưng Triết học Chính trị.

- Cùng với Thời đại Khai sáng của Thế kỷ 18 , Thời đại Lý trí còn được gọi là Thời kỳ Đầu Hiện đại .

b. Khai sáng: (18CN)



- Thời kỳ Khai sáng diễn ra trong thế kỷ 18.

- Khai sáng là một phong trào trí thức , phát triển chủ yếu ở Pháp, Anh và Đức, ủng hộ tự do, dân chủ và lý trí. Nó bắt đầu từ quan điểm rằng tâm trí của con người cần được giải phóng khỏi sự ngu dốt, mê tín và quyền lực độc đoán của Nhà nước, để nhân loại đạt được sự tiến bộ và hoàn thiện. Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự suy giảm ảnh hưởng của nhà thờ, củng cố quyền lực của chính phủ và các quyền tự do cho người dân. Về mặt chính trị, đó là một thời kỳ của những cuộc cách mạng, hỗn loạn và sự đảo lộn những truyền thống.

- Các trào lưu triết học chính: Chủ nghĩa Kinh nghiệm Anh, Chủ nghĩa Duy lý và Chủ nghĩa Kanti .

c. Hiện đại (19-20CN)



- Thời kỳ Hiện đại của triết học tương ứng với thế kỷ 19 và 20. 

- Cùng với các cuộc cách mạng khoa học và chính trị quan trọng , thời kỳ Hiện đại bùng nổ với hàng loạt các trào lưu triết học mới. Ngoài sự phát triển của Thời kỳ Khai sáng với những Phong trào đã xuất hiện trước đó, thời kỳ Hiện đại cũng chứng kiến sự xuất hiện của những chủ nghĩa mới, trong đó có Chủ nghĩa Mác.



Lão Tử


*Khái quát tiểu sử:

Lão Tử được nhiều tài liệu cho rằng là người nước Sở (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), họ Lý, tên Nhĩ, húy là Đam, quan thời nhà Chu. “Lão” là ý gọi người tuổi cao Đức lớn. “Tử” là cách gọi bày tỏ lòng tôn kính đối với người khác. Ông là một triết gia và một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đối với nền triết học Đông phương cũng như của nhân loại sau này. Có thể nói, ông sánh ngang với Khổng Tử và một số tư tưởng gia khác trong lịch sử triết học cổ đại của Trung Hoa. Thậm chí có phần hơn. Chính vì vậy, học thuyết cũng như tư tưởng của ông có địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sau.



*Tổng quan về học thuyết Đạo:

Học thuyết của Lão Tử được gồm tóm trong Đạo Đức Kinh. Đây được xem như tác phẩm triết học đầu tiên quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn của Trung Hoa. Qua tác phẩm này, Lão Tử được xem như là người đầu tiên luận về vũ trụ. Trước ông, chưa có ai đặt ra câu hỏi vũ trụ có “thủy” có “chung” không. Ông cho rằng, vũ trụ có khởi thủy và cơ hồ không có chung. Từ đó cho thấy, học thuyết trọng tâm của Đạo Đức Kinh là Đạo và Đức. Bởi vì, trình bày về Đạo và Đức cũng là nói tới vũ trụ luận của Lão Tử.


*Tóm tắt Học thuyết về Đạo:

- Lão Tử là người đã dùng chữ Đạo để chỉ về cái nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ, đã có từ trước khai thiên lập địa, không sinh không diệt, không tăng không giảm.

- Đạo có thể được quan niệm dưới hai phương diện: Vô, tức Đạo là nguyên lý của trời đất, một nguyên lý vô hình; Hữu, tức Đạo là nguyên lý hữu hình, là mẹ sanh ra vạn vật.

- Đạo là một nguyên lý hoàn toàn huyền diệu, siêu hình và bất khả tư nghị, vì vậy, không thể định danh cho Đạo.

- Đạo là con đường chi phối sự vận động, vận hành của vạn vật. 

- Đạo là cái vô vi và hữu vi: Không thể nhìn thấy, sờ được nhưng luôn hiện hữu, chi phối mọi sự vật. Lão Tử đề cao vô vi, phê phán hữu vi. 

*Nhận thức luận: 

Lão Tử cho rằng không phải đi khám phá, chỉ cần ở nhà cũng có thể luận ra được (duy tâm), không cần xem xét thế giới mà biết được mọi vật.


*Quan điểm chính trị:


- Lão Tử chủ trương tư tưởng “vô vi nhi trị” (tức là phải “giúp vạn vật phát triển tự nhiên mà không dám can dự vào”. Phải dựa vào quy luật tất yếu của bản thân sự vật để hỗ trợ phát triển, không được dùng bất cứ ngoại lực nào can thiệp vào.)

- Chủ trương nước nhỏ dân ít (“Dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không cần dùng đến. Ai lấy đều coi trọng sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa… Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áo tầm thường mà lấy là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản phác mà lấy làm vui.”)

- Gà gáy ba nước nghe (“Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe được tiếng gà tiếng chó ở nước kia, mà nhân dân các nước ấy đến già chết cũng không qua lại với nhau”)

- Của rơi từ sáng đến tối không ai nhặt

- Nhận ra luật của tự nhiên, sống hòa mình vào tự nhiên


Khổng tử



*Khái quát tiểu sử:

 Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Cha mẹ mất sớm, Khổng Tử thành trẻ mồ côi, trong gia đình nghèo khổ, nhưng hiếu học, năm 13 tuổi đã là một nhà học vấn nổi tiếng. Năm đó, Khổng Tử bắt đầu nhận dạy học trò, người đầu tiên mở trường tư thục thời phong kiến. Ông sống vào một thời đại nhà Chu bắt đầu băng hoại, chư hầu phân tranh. Ngài từng làm quan Trung đô Tể, rồi thăng chức Tư Không. Song, nhận thấy không được trọng dụng nên bèn từ quan đi chu du liệt quốc tìm người tiếp nạp chính kiến bản thân nhưng không thành. Khổng Tử quay về nước Lỗ tu biên cổ tịch, soạn định Ngũ kinh cùng với tứ thư. Năm năm sau thì Ngài mất, thọ bảy mươi ba tuổi.

*Tư tưởng:

+ Quan niệm về trời, quỷ thần,con người

+ học thuyết về luân lý đạo đức

+tư tưởng về chính trị - xã hội.


*Tư tưởng biện chứng:

-Quan niệm quỷ thần: do khí thiên tạo thành, không hiện hữu nhưng không nên bàn tới , tránh xa ra là tốt nhất

-Quan niệm về trời: Đấng tối cao cai quản quỷ thần con người vạn vật, quyết định sự biến hoá muôn vật, sự sống chết của con người và sự linh thiêng của quỷ thần

-Quan niệm con người: thuận mệnh và tuân theo mệnh Trời

*Tư tưởng đạo đức:

+ Đề cao đạo đức, quan niệm ngũ luân: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bằng hữu.

+ Khổng Tử đặt nặng sự trung hiếu

+Trong các mối quan hệ, hình thành ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.



*Học thuyết chính trị:

Ông cho rằng chính phủ phải được cai trị bằng “ lễ nghĩa “ và đạo đức tự nhiên con người ,chứ không phải sử dụng vũ khí mua chuộc.

học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu:

-Về Tín ngưỡng: tin rằng Thiên Nhân tương dữ. Con người và vạn vật trời đất đều có tương thông với nhau

-Về Thực hành: thực nghiệm chứng minh làm trọng.

-V ề Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật. Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập


Nhận xét: 
Một chủ đề thú vị, cả nhóm đã hoàn thành tốt bài thuyết trình này và đạt điểm cao từ cô.
Bản thân đã có thể thuyết trình cho nhóm. Tuy nhiên cần cố gắng thêm vì còn hơi run 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến