Thuyết Âm Dương Ngũ Hành

 Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách “Quốc ngữ”. Theo đó, tài liệu này nhìn nhận rằng tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng: Âm và Dương. Dương khí đại điện cho nguồn năng lượng nóng (nhiệt tình, hân hoan, phấn kích, mạnh mẽ…), âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh (lãnh đạm, buồn bã, yếu đuối…). Sự tác động qua lại giữa hai nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.


Ngày nay, thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã đi vào đời sống dân gian, trở thành kim chỉ nam trong tín ngưỡng và văn hóa của người Á châu, trong đó có Việt Nam. Việc vận dụng tốt Âm Dương Ngũ Hành vào các hoạt động của đời sống như xây nhà, cưới hỏi, mua bán…đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.


-Quy luật tương khắc

Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.

Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc


-Quan niệm của người theo âm dương ngũ hành

Người xưa hiểu Đạo, thuận theo âm dương và tôn trọng các quy luật siêu hình. Họ nghiêm ngặt trong ăn uống, ngủ và thức đều đặn, và không bao giờ lao lực cho công việc. Hành vi của họ tuân theo quy luật tâm linh. Họ sống cho đến hết số kiếp đã an bài, thường là hơn 100 năm. Con người ngày nay khác hẳn, họ có lối sống không điều độ, dinh dưỡng không cân đối, tâm trạng buồn vui thất thường khiến âm-dương và ngũ hành mất cân bằng. Họ ăn nhậu và đắm mình trong những sinh hoạt bất thường. Khi say xỉn, họ đã làm cạn sinh lực của mình. Người ta không biết cách bảo tồn sinh lực và không thu xếp đủ thời gian để phục hồi năng lượng. Nhiều người chỉ tham đắm trong các thú vui. Khi kích động, lúc trầm cảm, hành vi của họ rất thất thường. Đó là lý do họ suy yếu ngay khi tuổi còn rất trẻ.

Quy luật tương khắc

Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.



Thuyết âm dương được ứng dụng đa dạng trong việc luận giải hiện tượng về nhiều chuyên ngành như dự báo, đông y, hình sự, quân sự, thể biến, địa biển, thiên biến,… Trong phong thủy, thuyết âm dương là chỗ dựa cho những luận giải. Các nhà phong thủy, địa lý cũng dựa vào học thuyết này để xem xét, đề xuất hay sửa chữa những sai lệch của nhiều vấn đề liên quan. 

Cùng với đó, thuật phong thủy vận dụng rất nhiều về kiến thức tương sinh tương khắc ngũ hành để chỉ ra tính chất của một khu đất/ thửa đất. Từ đó đề xướng, sửa đổi để thu được những cái lợi mà tính chất môi trường đem lại. 


Triết lý âm dương – yếu tố phong thủy ảnh hưởng sâu đậm trong kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Việc lựa chọn Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt với “thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Đông Tây Nam Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng…”, Thái Tổ Lý Công Uẩn cũng đã nhìn ra được yếu tố phong thủy. Yếu tố phong thủy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt không chỉ từ ngàn năm trước mà ở hiện tại, việc lựa chọn vị trí đất, thiết kế kiến trúc dựa trên phong thủy cũng vô cùng quan trọng.

Thêm vào đó triết lý âm dương, con người là trung tâm vũ trụ, là kết tinh hội tụ của đất trời, ngay cả trong những công trình kiến trúc cũng cần giao hòa cả ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân. 

Các yếu tố âm dương ngũ hành sẽ mang tới sự cân bằng của vạn vật trong vũ trụ mà con người ở đây là trung tâm. Chính vì vậy trong mỗi thiết kế, đặc biệt ở Văn Miếu Quốc Tử Giám đã thể hiện rất rõ sự giao hòa giữa đất trời – từ những chi tiết rất nhỏ.

Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám – Triết lý âm dương ngũ hành thể hiện ngay từ tổng thể

Theo quan niệm của phương Đông, một công trình kiến trúc hoàn chỉnh muốn tồn tại lâu dài thì phải cân bằng được cả hai yếu tố Âm dương – Ngũ hành.

Các khu riêng biệt của Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng theo một trục thẳng hai bên thiết kế đối xứng. Là nơi để thờ Khổng Tử cũng như tôn vinh nền văn học của nước nhà, chính vì vậy đường thần đạo này là nơi để hội tụ linh khí đất trời, nằm trên dòng khí nối liền Thiên – Địa – Nhân, mang tới sự giao hòa giữa đất trời và con người.




Nhận xét:

Chủ đề thú vị, bài làm được đánh giá cao 
Bản thân cần cố gắng hơn để mang được nhiều nội dung hơn cho nhóm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến